Sự kiện ngoại giao trong các bộ sử Ngoại_giao_Việt_Nam_thời_Hồng_Bàng

Như vậy theo ghi chép của sử sách, thời Hồng Bàng có 3 lần Việt Nam và Trung Quốc có hoạt động ngoại giao với nhau. Việt Thường thị ("Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" cho là nằm ở Việt Nam) sai sứ sang Trung Quốc giao hảo 2 lần và cả hai lần đều kết thúc tốt đẹp. Một lần nước Việt vương Câu Tiễn cho sứ sang dụ nhưng bị cự tuyệt.

  • Bộ sử cổ nhất Đại Việt sử lược ghi chép 2 sự kiện sau: việc dâng chim trĩ trắng và không quy phục Câu Tiễn,
  • "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chỉ ghi 2 lần giao hảo tốt đẹp đầu tiên;
  • "Đại Việt sử ký toàn thư" chỉ ghi duy nhất sự kiện dâng chim trĩ.

Điều đáng chú ý là trước sự việc sang sứ Chu Thành vương, "Đại Việt sử ký toàn thư" đã chép chuyện bé trai hương Phù Đổng (扶董), bộ Vũ Ninh (武寧) giúp vua đánh giặc vào đời Hùng Vương thứ sáu. Truyền thuyết dân gian kể "giặc xâm lược" là giặc Ân (殷), và "Lĩnh Nam chích quái", quyển 1, Đổng thiên vương truyện (董天王傳) cũng ghi quân xâm lược là giặc Ân, còn "Đại Việt sử ký toàn thư" không ghi rõ "giặc" đó là giặc nào[3]. Chu Thành Vương là vị vua thứ hai nhà Chu, trước thời Thành Vương là Chu Vũ Vương cai trị trong thời gian ngắn và trước Vũ Vương chính là triều đại nhà Ân.